BỤI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI

BỤI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI BỤI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI

BỤI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI
Định nghĩa bụi

Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi khói mù.Các loại bụi nói chung thường có kích  (micron) bao gồm tro, muội, khói và những hạtm - 10mthước từ 0,001 chất rắn tồn tại dưới dạng hạt rất nhỏ, chuyển động theo kiểu Brown, hoặc rơi xuống đất với tốc độ không đổi theo định luật Stock. Bụi thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là bệnh phổi nhiễm bụi thạch anh (silicosis) do thở hít không khí có bụi bioxyt silic lâu ngày.

9 10 3323
BỤI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI
Định nghĩa bụi

Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi khói mù.Các loại bụi nói chung thường có kích  (micron) bao gồm tro, muội, khói và những hạtm - 10mthước từ 0,001 chất rắn tồn tại dưới dạng hạt rất nhỏ, chuyển động theo kiểu Brown, hoặc rơi xuống đất với tốc độ không đổi theo định luật Stock. Bụi thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là bệnh phổi nhiễm bụi thạch anh (silicosis) do thở hít không khí có bụi bioxyt silic lâu ngày.

Phân loại bụi

Bảng 1. Phân loại bụi theo nguồn gốc.

Phân loại

Điển hình

Bụi kim loại

Mn, Si, gỉ sắt, ..

Bụi cát, bụi gỗ

 

Bụi động vật

lông, xương bột,...

Bụi thực vật

bụi bông, bụi gai, ...

Bụi hoá chất

graphit, bột phấn, bột hàn the, bột xàphòng, vôi, ...

 

Bảng 2. Phân loại bụi theo kích thước.

Phân loại

Kích thước điển hình, [micromet]

Bụi bay

0,00110

Các hạt mù

0,1   - 10

Các hạt khói

0,001-  0,1

Bụi lắng

   >10

 

Bảng 3. Phân loại bụi theo tác hại.

Phân loại

Điển hình

Bụi gây nhiễm độc

Pb, Hg, benzen, ...

Bụi gây dị ứng

 

Bụi gây ung thư

nhựa đường, phóng xạ, các chất brom ...

Bụi gây xơ phổi

bụi silic, amiang, ...

 

Tác hại của bụi

Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hoá.

  • Tổn thương đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, ...
  • Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô hấp. Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi có kích thước (2-5)[micromet] dễ dàng vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào vây quanh và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose, ...)
  • Bệnh phổi nhiễm bụi. Thường gặp ở các ngành khai thác chế biến vận chuyển quặng đá, kim loại, than, vv...
  • Bệnh silicose. Là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa, ... chiếm 4070% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài ra còn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiang), aluminose (bụi boxit, đất sét), siderose (bụi sắt).
  • Bệnh ngoài da. Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
  • Bệnh đường tiêu hoá. Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
  • Bụi gây chấn thương mắt, Bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm thị lực.
  • Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ, rất nguy hiểm.

Các phương pháp xử lý bụi

Buồng lắng bụi

Ưu điểm : chi phí thiết bị và vận hành thấp, không có bộ phận chuyển động, không phải bảo trì thường xuyên, không có vật liệu dễ ăn mòn, có thể thêm thiết bị làm lạnh dòng khí.

Nhược điểm : hiệu quả thu hồi kém, không xử lý được những hạt dính bám, chỉ thu hồi được bụi có kích thước lớn.

Cyclon

Ưu điểm : không có phần chuyển động, có thể làm việc ở nhiệt độ cao và áp suất cao, trở lực hầu như cố định và không lớn, chế tạo đơn giản, rẻ, năng suất cao.

Nhược điểm: hiệu quả vận hành kém khi bụi có kích thước nhỏ hơn 5µm, không thể thu hồi bụi kết dính.

Phương pháp lọc tĩnh điện

Ưu điểm : Hiệu suất khử bụi cao: Có thể hơn 99% , Tổn thất áp lực dòng nhỏ, Có thể lọc được bụi có kích thước rất nhỏ: 0.1µm, Tiêu hao điện năng thấp
Nhược điểm : Chất ô nhiễm thể khí và hơi không thể thu hồi và xử lý, chi phí bảo dưỡng cao

Phương pháp lọc tĩnh điện
Thiết bị lắng tĩnh điện là sử dụng một hiệu điện thế cực cao để tách bụi, hơi, sương, khói khỏi dòng khí.
Ưu điểm:
+ Hiệu suất khử bụi cao: Có thể hơn 99%
+ Tổn thất áp lực dòng nhỏ
+ Có thể lọc được bụi có kích thước rất nhỏ: 0.1µm
+ Tiêu hao điện năng thấp
+ Lưu lượng khói đi qua thiết bị lớn
+ Chịu được nhiệt độ cao: có thể lên đến 4500C,..
- Nhược điểm:
+ Chất ô nhiễm thể khí và hơi không thể thu hồi và xử lý,
+ Chi phí bảo dưỡng cao
+ Dễ cháy nổ
+ Vận hành phức tạp
+ Khí Ozon và Nox tạo ra ở điện cực âm.
Cấu tạo bộ lọc bụi tĩnh điện
Phương pháp lọc bụi ướt
Ưu điểm : dễ chế tạo, giá thành thấp, hiệu quả cao, có thể làm việc với khí nhiệt độ và độ ẩm cao, lọc được khí độc
Nhược điểm : phải xử lý cặn bùn, khí thoát mang theo hơi nước gây hen rỉ đường ống, khí thải có chứa chất ăn mòn..
So sánh các thiết bị lọc bụi

Hệ thống lọc túi vải

Hệ thống này bao gồm những túi lọc bụi hoặc túi sợi đan lại, dòng khí có thể lẫn bụi được hút vào trong ống nhờ một lực hút của quạt ly tâm.

Những túi lọc bụi này được đan lại hoặc chế tạo cho kín một đầu. Hỗn hợp khí bụi đi vào trong túi, kết quả là bụi được giữ lại trong túi.

Bụi càng bám nhiều vào các sợi vải thì trở lực do túi lọc càng tăng.

Túi lọc bụi phải được làm sạch theo định kỳ, tránh quá tải cho các quạt hút làm cho dòng khí có lẫn bụi không thể hút vào các túi lọc.

Để làm sạch túi có thể dùng biện pháp rũ túi để làm sạch bụi ra khỏi túi hoặc có thể dùng các sóng âm thanh truyền trong không khí hoặc rũ túi bằng phương pháp đổi ngược chiều dòng khí, dùng áp lực hoặc ép từ từ.

Thiết bị lọc bụi túi vải hay túi vải lọc bụi thường đặt phía sau thiết bị lọc bụi cơ học để giữ lại những hạt bụi nhỏ mà quá trình lọc cơ học không giữ lại được.

Khi các hạt bụi thô hoàn toàn đã được tách ra thì lượng bụi giữ trong túi sẽ giảm đi.

Ứng dụng: Trong các nhà máy xi măng, lò đốt, lò luyện thép và máy nghiền ngũ cốc.

Một số loại túi lọc bụi

Túi lọc bụi chịu nhiệt: túi lọc bụi chịu nhiệt có thể chịu được trong môi trường nhiệt độ lên đến 300oC. Thường dùng trong các ngành như: Công nghiệp nhựa đường, ngành luyện kim, sắt thép, ngành đốt lò hơi, ...

Vật liệu: túi lọc bụi chịu nhiệt bao gồm nhiều loại như: túi lọc bụi Nomex, túi lọc bụi Arylic, túi lọc bụi Glassfiber, túi lọc bụi FMS, túi lọc bụi PTFE, túi lọc bụi PPS, P84,

Túi lọc bụi polyester: Vật liệu: vải 100% polyester (PE 500)

Túi lọc bụi polyester có nhiều loại như: Túi lọc bụi chống ẩm, túi lọc bụi chống tĩnh điện, …

 


Trở lại      In      Số lần xem: 7240
Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH SX TM DV 2G

 

Địa chỉ: 155 Ngô Quyền, P.Hiệp Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Liên hệ:  Mr.Lịch (0944 945 339)        Email : lich.nguyen@thegioiloc.com.vn

Liên hệ:  Mr.Luân (0931 067 020)        Email : sales01.2g@gmail.com

Thông báo bộ công thương

Thiết kế bởi www.webso.vn